Trang

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

10 loài hoa đẹp nhất thế giới


Mọi bông hoa đều mang vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và mỗi loài chứa một nét riêng khiến nhiều người say mê. Dưới đây là danh sách 10 loài được bình chọn đẹp nhất trong thế giới các loài hoa.

Những người thực hiện cuộc khảo sát này cũng là những người rất yêu hoa. Họ nói rằng hoa không chi tô điểm cho cuộc sống của chúng ta mà nó còn giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.

Họ cho rằng nhìn ngắm những bông hoa dễ thương có thể giúp bạn làm dịu đầu óc và giảm bớt căng thẳng. Màu sắc của các loài hoa cũng có tác động sâu sắc đến cảm xúc của con người.

1. Hoa anh đào


Hoa anh đào được xem là loài hoa biểu trưng của Nhật Bản. Cứ mỗi mùa xuân người ta lại được thưởng thức một màn trình diễn đẹp mê hồn của những vườn hoa anh đào. Không chỉ đẹp khi ở trên cành mà ngay cả khi rụng kín mặt đất, hoa anh đào cũng khiến nhiều người ngẩn ngơ.


2. Cannas


Không chỉ đẹp khi nở hoa mà lá của cây cannas cũng rất được yêu thích. Đây là một loài hoa rất phổ biến và dễ trồng.


3. Hoa thiên điểu


Thiên điểu là một chi của một loài cây lâu năm có nguồn gốc từ Nam Phi. Nó có tên như vậy là vì khi hoa nở trông giống như đầu của loài chim thiên đường, ở Nam Phi nó còn được gọi là hoa cần cẩu.


4. Cẩm tú cầu


Là một loài hoa với nhiều màu sắc tinh tế, cẩm tú cầu là biểu tượng của nét đẹp dịu dàng, thùy mị. Ở một số nước cẩm tú cầu là lựa chọn số một cho những bó hoa cưới.


5. Calla Lily


Là loài hoa mang nét đẹp quý phái và sang trọng, calla cũng là một loại hoa cưới rất được ưa chuộng, nhưng đây là một loài hoa có độc tính cao, nhựa của nó có thể giết chết người và gia súc nếu ăn phải.


6. Mắt đen


Thường mọc như một loài hoa dại, mắt đen là biểu trưng cho sự vui tươi, hồn nhiên. Màu vàng rực của cánh hoa và đen tuyền của nhụy đã tạo nên một sự cuốn hút kỳ lạ của loài hoa “bình dân” này.


7. Tigôn


Loài hoa này như là biểu trưng cho những chuyện tình đẹp như cổ tích. Những cánh hoa nhỏ xinh, đẹp mong manh đã chiếm được cảm tình của bất cứ ai từng nhìn ngắm. Loài hoa này thường được trồng như một điểm nhấn tinh tế, nhẹ nhàng trong các khu vườn.


8. Chuông xanh


Vào mùa xuân chuông xanh thường tạo nên những thảm hoa xanh biếc trong các cánh rừng ở Châu Âu. Loài hoa này biểu trưng cho nỗi buồn của sự cô độc và hối tiếc.


9. Ngũ sắc


Những cụm hoa nhỏ với những màu sắc rực rỡ này rất được lòng những người phụ nữ yêu hoa trên toàn thế giới. Ngũ sắc biểu trưng cho sự bé nhỏ nhưng kiên cường. Các chuyên gia làm vườn cũng phải cảnh báo rằng hoa ngũ sắc giống như một loài cỏ dại, rất dễ trồng và khó diệt nên bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi trồng.


10. Hoa hồng


Hoa hồng là một loài hoa mang nét đẹp kiêu sa, nó được yêu mến không chỉ bởi sự phong phú về màu sắc, vẻ đẹp mà còn vì mùi hương rất đặc trưng. Hoa hồng được nhiều người xem là biểu trưng của một tình yêu đích thực.

Sốc với giàn mướp mọc ra… gò bồng đảo

(ĐVO) Quả mướp hồng hào và… gợi cảm không khác gì vòng một của phụ nữ.


Đến quán cà phê ngoài trời của Viện Goethe Hà Nội vào những ngày này, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước một giàn cây leo mới xuất hiện ở nơi đây. Đó là một giàn mướp được dựng trên những sào tre, dựa vào bức tường vốn thường được để trống khiến cho không gian của quán như thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên hơn…


Nếu chỉ có vậy thì cũng chẳng có gì đáng nói. Điều kỳ lạ là ở chỗ, quả của giàn mướp kể trên dù cũng thuôn dài, nhưng lại không xanh tươi như những quả mướp bình thường khác. Sự thật là, chúng có màu hồng hào và… gợi cảm không khác gì gò bồng đảo của phụ nữ.


Chẳng khó khăn để nhận ra rằng giàn mướp này chẳng phải là một sản phẩm kỳ diệu nào của tạo hóa. Đó chỉ là một tác tác phẩm nghệ thuật sắp đặt do bàn tay con người thực hiện mà thôi.


Chủ nhân của nó là Nguyễn Thị Hoài Thơ, một nữ nghệ sĩ người gốc Hà Tĩnh, sinh năm 1983. Những “quả mướp” của chị được làm bằng chất liệu silicon và composit.


Với sự “nhân hóa” những quả mướp, loại quả rất gần gũi với đời sống người Việt, nữ nghệ sĩ mong muốn truyền tải thông điệp về “nữ tính” và “nữ quyền” dưới một góc nhìn mang tính cởi mở hơn trong thế giới hiện đại.


Một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận:

Giàn mướp "lạ" mới xuất hiện tại quán cà phê của viện Goethe Hà Nội.
Những quả mướp trên giàn dù cũng thuôn dài...
Nhưng lại có màu hồng hào.
Và hình dáng gợi cảm như gò bồng đảo của những người phụ nữ.
Tất nhiên, đó chỉ là những "quả mướp" nhân tạo.
Chúng được làm từ silicon và composit.
Và trở thành công cụ để truyền tải thông điệp về “nữ tính” và “nữ quyền”.
Giàn "gò bồng đảo" được dựng tại Viện Goethe đến hết ngày 13/12.

CON GÁI TUỔI DẦN


( "Em muốn sinh con", Khương ngái ngủ: "Bao giờ?".
Ngay bây giờ, em muốn làm tình không dùng bcs". Khương giật mình, tỉnh cả ngủ...)

* * *

Lần đầu gặp mặt, Hân ngỡ ngàng khi "đối tượng" là một thanh niên mặt búng ra sữa. Thế nhưng, hắn luôn mồm xưng anh và gọi cô là em.

Hân quen Khương trên một trang web hò hẹn online. Tất cả khởi đầu từ một đoạn giới thiệu mang đầy tính khiêu khích: "Trần Lê Ngọc Hân, viết lách tự do, sinh năm 1974, tuổi Dần. Ai không sợ bị thịt thì cứ nhào vô".

Ba ngày sau khi đăng hai câu giới thiệu ấy. Hân nhận được rất nhiều thư nhưng cô khá ấn tượng trước một lá thư khiêu khích không kém trong hộp mail: "Nguyễn Đăng Khương, thiết kế nội thất, tuổi Mèo. Mèo là chú của cọp nên không sợ bị thịt, sẵn sàng nhào vô".

Đọc e-mail, Hân khinh khỉnh: "Nhỏ hơn một tuổi à? Cũng không đến nỗi".

Thế nhưng, Khương chỉ mới 20 xuân xanh, thua Hân 13 tuổi, vẫn đang học đại học. Cũng là Mèo nhưng đi sau Hân hơn một con giáp. Buổi hẹn hò offline đầu tiên ở Hands, quán cà phê yêu thích của Hân nhìn khuôn mặt búng ra sữa của Khương, Hân suýt té ghế. "Em trêu tôi đấy à?", Hân gằn giọng.

Khương tỉnh queo: "Ban đầu định là vậy nhưng bây giờ thì không. Chị đẹp hơn em nghĩ", Hân xô ghế đứng dậy, quay đi không thèm ngó lại.

Thế nhưng Khương không dễ bảo như Hân nghĩ. Một tháng sau buổi hẹn hò thất bại ấy, Khương xuất hiện trước mặt Hân, cũng tại Hands, với dáng vẻ hoàn toàn khác. Tóc húi cua, hàm râu quai nón gọn gàng, vóc dáng cao ráo, săn chắc nổi bật trong chiếc áo pull màu đỏ vang và quần bò bạc thếch. Trước ánh mắt sững sờ của Hân, Hương nhe răng: "Sao? Bây giờ tôi xưng anh với Hân được chưa?".

Hân tự rủa sả mình sao lại tiết lộ quán cà phê Hands và cả thói quen ngồi đồng ở đây để Khương biết đường mò đến. Cô đốp chát ngay: "Trừ khi em tẩy được cả giấy khai sinh".

"Giấy tờ không quan trọng, một người làm việc tự do, chẳng bao giờ ký hợp đồng như em hẳn phải hiểu điều đấy chứ", Khương đốp chát lại.

"Nhưng như vậy không có nghĩa em có thể lớn lên bằng tôi", Hân phản bác.

Khương gân cổ cãi: "Cũng không có nghĩa là anh nhỏ hơn em, phải không? Thôi thì em cứ xem anh như là một con mèo, còn em là một con cọp, bỏ qua chuyện tuổi tác, được không?". "Chị không rảnh để chơi với em, nhóc à!". "Vậy có rảnh để yêu không?". "Không, chỉ rảnh để cưới thôi".

Khương im lặng. Hân vẫn giữ gương mặt điềm tĩnh nhưng trong bụng hò reo chiến thắng . Đàn ông nào cũng vậy, nghe đám cưới là rụt vòi, huống chi Khương chỉ mới 20 tuổi, còn thích bay nhảy. Thật tình, Hân cũng thấy tiếc cậu chàng đẹp trai này nhưng giá 20 nhân thêm cho hai thì còn có cơ may...

Đột ngột, Khương lên tiếng: "Em hứa đấy nhé, rảnh để cưới, ghi cho anh địa chỉ nhà em, mai anh sang nhà hỏi cưới".

Hân sa sầm nét mặt: "Đùa đủ rồi đấy, cậu làm tôi bực rồi đấy!".

Khương vẫn kiên nhẫn: "Người ta bảo con gái tuổi Dần thường muộn chồng. Nếu lấy chồng sớm thế nào cũng goá bụa. Em bây giờ lấy chồng được rồi, anh cũng không sợ bị em khắc chết".

Hân bật cười, không thể nghĩ ra thêm lý do để xua đuổi con mèo si tình từ trên trời rơi xuống này. Vậy là yêu nhau!

Một ngày mưa, Hân nằm cuộn tròn tấm chăn mỏng, gối đầu lên ngực Khương, thì thầm: "Em muốn sinh con", Khương ngái ngủ: "Bao giờ?".

Ngay bây giờ, em muốn làm tình không dùng bao cao su". Khương giật mình, tỉnh cả ngủ, mắt mở to: "Em đùa à?".

"Không, em nói thật. Em đã hơn 30 tuổi rồi, cũng đã đến lúc sinh con". Khương im lặng. Hân lại tiếp: "Anh không cần lo. Em tôn thờ chủ nghĩa độc thân nên chỉ muốn sinh con chứ chẳng ràng buộc trách nhiệm gì ở anh cả. Nếu thích, anh có thể đến thăm con, không thì thôi, em chẳng mang con đến mè nheo hay làm phiền anh đâu".

Khương vẫn im lặng.

"Chắc lại sắp vùng ra khỏi chăn và bỏ chạy. Rồng hay mèo hay ngựa thì cũng nhát như nhau cả, ôi đàn ông". Hân nghĩ một cách ca thán. Trải qua vài ba mối tình, Hân không còn ngạc nhiên hay đau lòng trước phản ứng hiện giờ của Khương. Những người tình trước của cô có say đắm đến mấy cũng bỏ chạy khi nghe đến chuyện sinh con.

Khương bước ra khỏi chăn thật nhưng không khoác áo và rời khỏi phòng như những anh chàng khác.

Anh lặng lẽ rít thuốc hồi lâu rồi bảo: "Mình cưới nhé!". Hân tưởng mình nghe lầm: "Sao?". Khương quay lại nhìn cô, cười dịu dàng: "Đám cưới, anh nói là mình làm đám cưới". Đến lượt Hân im lặng, cô chưa lường trước tình huống này.

Nhìn vẻ mặt của Khương, Hân biết anh không đùa. Hân khinh khỉnh: "Anh không cần vì đứa con mà cưới cả con vợ già đâu. Em nói rồi, em tôn thờ chủ nghĩa độc thân".

Khương bật cười, dụi đầu vào ngực Hân: "Anh không vì đứa con mà cưới em. Anh muốn dùng đám cưới để hợp thức hoá mong ước sinh con của em, không được sao? Bỏ quách cái chủ nghĩa độc thân của em đi, cũng đã đến lúc em cần một gia đình đúng nghĩa rồi đấy cưng" và anh hôn cô thật nồng nàn.

Khương nói là làm nên ngay tuần sau, anh đưa cô về ra mắt mẹ và xin cưới. Bố Khương mất từ khi anh còn nhỏ, nhà chỉ có hai mẹ con. Mẹ Khương đón Hân bằng ánh mắt sắc sảo pha chút lạnh lùng.

Khương chỉ mới hơn 21 tuổi, chưa đến lúc lập gia đình, bà tự hỏi ở cô gái này có điều gì khiến con trai mình say mê đến vậy. Hân rợn người khi mẹ Khương đưa mắt "chiếu tướng" cô từ đầu đến chân mình.

Cô chưa từng biết sợ ai hay điều gì nhưng giờ đây, tim cô đang đập mạnh. Rõ ràng, mẹ Khương không như những trở ngại mà Hân từng đối đầu.

Sau mấy phút căng thẳng, bà tằng hắng hỏi: "Cháu là người ở đâu?". "Dạ, cháu sinh ra ở Sài Gòn nhưng cả nhà cháu đã qua Mỹ định cư, chỉ còn mình cháu ở đây thôi ạ".

"Sao cháu không đi theo họ?".

"Dạ, tại vì cháu thích ở Việt Nam", Hân đáp hơi khiên cưỡng, không lý nào lại nói với mẹ chồng tương lai rằng mình ở lại Việt Nam lúc ấy chẳng qua vì mối tình đầu với một anh chàng kiến trúc sư.

"Cháu bao tuổi rồi?".

Hân lúng túng. Yêu Khương đã hơn năm nhưng cô vẫn ngại khi thú nhận với ai đó cô hơn anh 13 tuổi, dù sau khi Khương nỗ lực thay đổi ngoại hình, trông cô chẳng đến nỗi già hơn anh.

Ngay lập tức, Khương đỡ lời cho người yêu: "Dạ, cô ấy tuổi Dần ạ".

Gương mặt mẹ Khương bỗng biến sắc, bà gằn giọng: "Tuổi Dần thì không được, không cưới xin gì cả". Khương thảng thốt: "Sao vậy mẹ?".

Sao trăng gì? Con gái tuổi Dần lấy chồng sớm có số sát phu, con thừa biết mà".

Trời ơi, đó chỉ là chuyện vớ vẩn. Sao mẹ tin được".

Không vớ vẩn, nếu muốn, hai đứa chờ mười năm sau, bước qua tuổi 30 rồi cưới". Mẹ Khương nói với giọng đắc thắng, bà thừa biết chẳng đứa con gái nào chịu điều kiện vô lý này.

Khương cũng đắc thắng đáp ngay mà quên mất điều mình đang cố giấu: "Cô ấy đã qua ba mươi rồi mẹ ơi". Nhìn đôi mắt mở to của mẹ Khương lúc ấy, Hân rên thầm trong bụng: "Thôi rồi".

Sau ngày hôm ấy, sóng gió phủ chụp lên mối tình của họ. Mẹ Khương kiên quyết phản đối, thậm chí lấy cái chết để doạ con. Khương cố gắng thuyết phục mẹ nhưng vô ích. Sợ Hân buồn, anh khuyên cô kiên nhẫn cho anh thêm thời gian.

Trước mặt Khương, Hân luôn tỏ ra điềm tĩnh nhưng đêm về, cô ôm gối khóc. Đã lâu lắm rồi từ sau mối tình đầu tan vỡ cũng bởi định kiến tuổi Dần, Hân mới khóc vì một người đàn ông.

Nửa năm sau, mẹ Khương tìm gặp Hân. Cô hẹn bà ở Hands vào ngày 28 Tết, ngày làm việc cuối cùng trước Tết Nguyên Đán của Hands. Năm nào cũng vậy, Hands luôn đóng cửa vào 28 Tết và khai trương lại vào mùng Bốn. Hân vẫn còn nhớ ngày đầu tiên mình lồng tay vào tay Khương cũng là 28 Tết.

Hands nằm cuối một con hẻm nhỏ yên tĩnh giữa trung tâm thành phố sầm uất. Người không biết khó có thể tìm ra Hands giữa những con đường ngoằn ngoèo và chi chít như bàn cờ. Hands nhỏ, có chưa đến năm cái bàn nhưng nhờ vậy mà tuyệt đối yên tĩnh. Hân vẫn thường một mình đến Hands với chiếc laptop, ngồi vào chiếc bàn kê sát ô cửa sổ trắng và gõ lóc cóc viết bài. Và giờ đây, cô cũng đang ngồi ở chiếc bàn ấy, đối diện với mẹ Khương.

Mẹ Khương mở đầu chuyện một cách nhẹ nhàng: "Cháu có thật sự muốn làm con dâu của bác không?".

Hân im lặng, cân nhắc hồi lâu và khẽ đáp: "Cháu thật sự muốn làm vợ Khương và cháu mong bác đồng ý".

Vẫn giữ vẻ tự nhiên, bà hỏi: "Cháu nghĩ Khương muốn cưới cháu vì điều gì?". Hân im lặng, cô muốn trả lời vì tình yêu nhưng không hiểu sao không thể thốt nên lời. Mẹ Khương mỉm cười ý nhị: "Cháu không đủ can đảm để trả lời vì tình yêu, đúng không?". Hân mím chặt môi: "Bác muốn nói gì?".

Mẹ Khương vẫn điềm tĩnh: "Bác muốn cháu chủ động rời xa Khương trong một năm, không liên lạc và không giải thích bất kỳ điều gì cả. Nếu nó thật sự yêu cháu, nó sẽ vượt qua khoảng thời gian ấy và sẵn lòng chờ cháu quay về. Khi ấy, bác sẽ không phản đối chuyện đám cưới nữa. còn ngược lại, tình cảm hiện giờ nó dành cho cháu chỉ là đam mê nhất thời và hai đứa nên kết thúc. Bác cũng đang thắc mắc liệu cháu có thật sự tin là Khương yêu mình không hay chỉ đang say mê một phụ nữ từng trải và có chút nhan sắc. Sao? Cháu có tự tin để thử không?".

Bằng những nhận xét tinh tế của mình, bà thừa hiểu Hân là cô gái ngang tàng và có lòng tự tôn rất cao. Bà biết mình đã đánh trúng đòn và chắc chắn Hân sẽ đồng ý. Một cách chậm chạp, Hân khẳng định lại điều bà đang nghĩ: "Quyết định như vậy, bác nhé!".

Một năm trôi qua, Hân đang ngồi trên taxi đến Hands. Cây kim giờ trên tay của cô đang nhích dần đến số 11. Đêm đã khuya nhưng Sài Gòn vẫn chưa muốn ngủ. Hôm nay là 28 Tết. "Lại là ngày 28, không biết nên yêu thương hay nguyền rủa nó đây?", Hân vừa nghĩ vừa nhìn mông lung.

Không khí hội hè phủ khắp nơi nhưng lòng Hân trống rỗng. Cô vừa mong gặp lại Khương vừa sợ mình sẽ thất vọng.

Một năm qua, giữ đúng lời hứa vời mẹ Khương, Hân bẻ sim điện thoại, thay đổi chỗ ở, đóng cửa Facebook, không đến Hands và bất cứ nơi nào khác mà Khương có thể tìm đến. Cô vác ba lô đi khắp nơi, từ Đà Lạt, Nha Trang đến Hà Nội, Sa Pa... Cô đi vừa để viết bài vừa để quên đi nỗi cô đơn đang giày vò mình.

Hân biết ở Sài Gòn, Khương đang điên cuồng tìm cô. Hân đau lòng khi nghĩ đến gương mặt hốc hác và đôi mắt trũng sâu của anh. Ngày nào, Khương cũng gửi e-mail cho Hân và giăng trên Facebook lời van xin tha thiết: "Hân, em đang ở đâu? Đừng tránh mặt anh nữa!". Hân đọc hết, biết hết nhưng im lặng. Cô chỉ biết động viên chính mình và đánh dấu chéo vào quyển lịch cầm tay khi mỗi ngày trôi qua.

Đã có lúc Hân tưởng mình bỏ cuộc khi những lá e-mail của Khương thưa dần rồi mất hẳn. Dòng chữ tha thiết trên Facebook đã được thay bằng những câu cập nhật cuộc sống thường ngày của anh.

Thỉnh thoảng, Khương lại khoe những tấm ảnh anh chụp khi đi du lịch đâu đó, vây quanh anh luôn có những cô gái xinh đẹp và trẻ trung. Hình ảnh đó làm Hân vừa ghen vừa có cảm tưởng mình như bị xóa sổ khỏi cuộc đời của Khương.

Những lúc ấy, Hân ngồi lặng câm trước laptop và nhếch mép: "Đàn ông..." nhưng nước mắt lại rơi trên má cô nóng hổi. Hân quệt đi ngay, dù gì, đây cũng không phải lần đầu tiên cô không được lựa chọn.

Là con gái tuổi Dần, Hân đã khá quen với điều này. Người tình đầu của Hân cũng đã không thể vượt qua định kiến của gia đình và bỏ rơi cô chỉ vì hai chữ "tuổi Dần". Với những người tình sau, Hân chẳng bao giờ đặt quá nhiều hy vọng vào họ. Rồi cũng như nhau cả thôi!

Thế nhưng lần này khác, Hân biết mình yêu Khương, yêu thật sự kể từ sau mối tình đầu nên cô không thể dễ dàng bỏ cuộc. Máy bay bà già thì đã sao? Tuổi Dần thì đã sao? Chẳng lẽ cô không được quyền yêu như bao người phụ nữ khác? Và Hân vẫn ôm ấp một hy vọng nhỏ nhoi, vẫn đánh dấu chéo vào quyển lịch cầm tay khi mỗi ngày trôi qua. Cô chờ ngày được gặp lại Khương.

Chiếc taxi đỗ xịch trước con hẻm nhỏ cắt ngang những dòng suy nghĩ của Hân. Cô thanh toán cước phí rồi lặng lẽ gõ chân trên con đường lồi lõm quen thuộc. Bây giờ là 11 giờ rưỡi đêm 28 Tết và cô đang đến Hands. Nếu thật sự yêu và còn nhớ Hân, Khương chắc chắn đang đợi cô ở Hands, ít nhất là qua 12 giờ đêm nay.

Hands không khác một năm trước là mấy. Vẫn một mảng tường trắng in đầy những dấu tay bằng sơn đủ màu của các vị khách, vẫn những chiếc bàn gỗ mộc mạc được lau chùi sạch sẽ đến bóng loáng, vân những cây mai giả nhỏ xíu đặt trên bàn và những phong bao lì xì đỏ đính lục lạc đong đưa reo vui bên ô cửa sổ...

Hân đưa mắt tìm kiếm chiếc bàn kê sát ô cửa sổ trắng. Tim cô như rơi tõm xuống. Chiếc bàn trống không. Hân đưa mắt nhìn quanh. Hands vẫn còn lác đác dăm vị khách nhưng tuyệt nhiên không có người cô muốn tìm.

Hân tưởng như mình không đứng vững. Một cơn khó thở dâng lên khiến tim Hân đau thắt. Cô ôm lấy lồng ngực, lê chân khó nhọc về phía chiếc bàn quen thuộc và gọi một ly cappuchino. Mọi vật trước mắt cô nhoè đi. Hân biết mình đang khóc. Cô quệt nước mắt và cố gượng cười với cô phục vụ, nhưng nụ cười của cô phản chiếu xuống vệt nước trên mặt bàn trông méo mó và thảm hại như nụ cười của anh hề vào ngày rạp xiếc vắng khách.

Cô phục vụ ái ngại hỏi: "Chị không sao chứ?". Hân lắc đầu, cố pha trò: "Không, chỉ là tôi có hẹn một người quan trọng nhưng lại bị cho leo cây".

Cô phục vụ cợt vỗ tay lên trán: "à, thì ra là chị" rồi quày quả đi về phía quầy bar. Cô gái trở lại với một chiếc máy MP3 và bảo: "Sáng nay, có một anh chàng cũng nói câu tương tự như chị vậy. Anh ấy nhờ tôi trao lại thứ này cho cô gái nào ngồi ở chiếc bàn kê sát cửa sổ và cũng bị người ta cho leo cây".

Hân đón chiếc máy từ tay cô phục vụ, tim cô đập mạnh liên hồi. Tay run run, cô gắn tai nghe và nhấn nút play. Giọng Khương vang lên trầm ấm như đang ở thật gần: "Em đang khóc vì anh đã không đến, có phải không? Anh đã chờ em suốt một năm qua ở Hands và lần nào, anh cũng thất vọng ra về. Anh liên lạc với em bằng mọi cách nhưng vô ích. Anh biết em vẫn quan sát anh từng ngày, anh van xin em rồi khiêu khích em trên Facebook để em xuất hiện nhưng tất cả đều công cốc".

Anh tự hỏi mình đã làm gì sai để em phải xa lánh anh như vậy? Sáng nay, anh đến Hands từ rất sớm và chờ em đến tận trưa. Em vẫn mất hút. Anh thật sự không đủ kiên nhẫn nữa. Khi em nghe được những lời này, anh đã ngồi trên máy bay sang Pháp. Anh sẽ làm việc ở đó trong ba năm và có thể lâu hơn. Có lẽ chúng ta không còn gặp lại nhau. Chúc em mạnh khoẻ và hạnh phúc".

Những lời cuối của Khương như nhoè đi. Hai tai Hân lùng bùng, cô ngồi phỗng như tượng rồi đột ngột đứng bật dậy.

Không thể như thế! Mình phải ra sân bay", Hân hốt hoảng vùng chạy. Cô va mạnh vào chiếc bàn và đánh đổ ly cappuchino. Dòng cà phê nóng rẫy đổ trên tay cô nhức buốt nhưng Hân không quan tâm.

Cô luýnh quýnh chạy đi nhưng vấp phải chiếc ghế và ngã sõng soài. "Mình và Khương không thể kết thúc như vậy, không thể", Hân bật khóc ngon lành như một đứa trẻ.

Chợt một đôi tay mạnh mẽ nâng cô dậy và ôm siết cô vào lòng. Mùi da thịt quen thuộc khiến Hân như bừng tỉnh. Trước khi Hân kịp nhận biết điều gì đang xảy ra, một nụ hôn nồng nàn gắn chặt lên môi cô và giọng Khương thầm thì: "Em là cọp mà sao mít ướt thế? Anh mới trêu một tí đã khóc, vậy mà nỡ bỏ anh đi suốt một năm trời?".

Hân lắp bắp:"Anh... anh... không phải là anh...". Khương mỉm cười dịu dàng: "Anh chẳng đi đâu cả, có đi cũng phải tha con cọp này cùng đi. Anh chờ em ở đây suốt một năm qua. Em ác lắm, thoả thuận với mẹ mà chẳng nói với anh câu nào".

Anh biết hết rồi sao?".

Sáng nay, mẹ đã kể hết cho anh nghe và dặn anh phải đến đây đón em. Mẹ biết chúng ta yêu thương nhau thật lòng nên không phản đối nữa. Về nhà thôi em, mẹ đã làm thức ăn khuya, chờ con dâu tương lai về đó".

Hân cứ tưởng như mình đang mơ. Cô khẽ dụi đầu vào ngực Khương, miệng cười mà mắt đỏ hoe. Những bao lì xì đỏ đính lục lạc đang đong đưa reo vui như chia sẻ niềm hạnh phúc cùng họ. Mùa xuân đã ở khắp mọi nơi
 knt st

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Tại sao đàn bà hơn đàn ông?

1. Tại sao gọi là ông Trăng (ông trời, ông sao) mà không gọi bà Trăng?
Câu trả lời: tại vì con trai đẹp hơn con gái!

Tại sao có "Thằng Cuội" mà lại không có "Con Cuội"?
Tại vì các ông có tính hay ăn vụng, cơm thì chê phở thì mê, nên thường hay nói láo để chạy tội, ngay khi bị bắt quả tang tại trận nhưng cũng vẫn cứ chối ...trắng án!

(Một đều)

2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy?
Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà!

Tại sao gọi là "Ông Kẹ" mà không gọi là "Bà Kẹ"?
Tại vì trên thế gian này không có người đàn bà xấu, mà chỉ có mấy ông xấu xí, gớm ghiếc nên mới được dùng để hù và nhát ma con nít!

(Hai đều)

3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế?
Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!

Tại sao chỉ có "Thằng Sở Khanh" chứ không có "Con Sở Khanh"?
Tại vì đàn ông chung tình thì rất khó, nhưng chun vô giường người khác thì rất dễ! Tiger Wood là thí dụ điển hình.

(Ba đều)

4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel?
Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!

Tại sao chỉ có "Thằng Sở Khanh" chứ không có "Con Sở Khanh"?
Tại vì đàn ông chung tình thì rất khó, nhưng chun vô giường người khác thì rất dễ! Tiger Wood là thí dụ điển hình.

(Ba đều)
Câu trả lời: Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!

Tại sao lại gọi là "Ông Già Dê (Dịch)" mà không ai gọi là "Bà Già Dê (Dịch)"?
Tai vì sư phụ của mấy ông là con be he nên chi lúc nào máu 35 trong người cũng chạy rần rần, con lợn lòng thì lồng lộn chỉ muốn sút chuồng ... do đó già không bỏ nhỏ không tha viagra thì lận đầy túi!

(Bốn đều)

5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có... phụ nam?

Câu trả lời: Tại vì con gái chỉ là phụ thôi!!!

Tại sao chỉ có "Cậu Cả Con Quan" mà lại không có "Cô Cả Con Quan"?
Tại vì chỉ có các cậu ỷ mình là con nhà quan hay khoe khoang, nổ điếc con ráy, ra đường thì chỉ biết cua gái, về nhà thì làm biếng ... dài lưng tốn vải ăn no lại nằm, chẳng làm nên cái tích sự gì hết!

(Năm đều)

6. Tại sao không có Cậu Hồn mà lại có Cô Hồn
 
Câu trả lời: tại vì các cậu không thành "Ma" mà sẽ thành "Phật"

Tại sao có "Anh Hùng Sợ Vợ" mà lại không có "Em Hùng Sợ Chồng"?
 
 
Tại vì các ông là miệng hùm gan sứa, khôn (ngoài) đàng dại vợ, bị quý bà nắm đầu quay như dế, đánh te tua, bầm dập, tã tơi như cái mền rách ... nhưng vẫn không bỏ được cái tánh khoác lác, không dẹp được cái thùng tự ái nam nhi chi chí do đó để vừa khỏi bị mất mặt với bà con, bạn bè, hàng xóm vừa để bày tỏ sự kính nể và làm vui lòng vợ nên các ông mới luôn luôn vỗ ngực: "Sợ vợ mới anh hùng"!

(Sáu đều)

7. ?!?!?!

Tại sao gọi là "Thằng Hề" mà không gọi là "Con Hề"?

Tại vì các ông cái mặt như "Ông Kẹ" mà cứ tưởng là mình bô trai, lúc còn là "Cậu Cả Con Quan" thì chỉ biết cua gái, bắt cá một lúc 2, 3 tay, 4, 5 chân cho nên được phong tước là "Thằng Sở Khanh”. Rồi sau khi lấy được vợ thì lại thích ăn vụng nên chi có bịnh nói láo kinh niên như "Thằng Cuội", nhưng vì có đức tính nể vợ nên được vinh danh là "Anh Hùng Sợ Vợ". Tuy nhiên vì mang giòng máu 35 trong người ... trẻ không tha già không thèm, cặp bồ nhí, lấy vợ bé tuổi chỉ bằng các cháu, chắt ... nên thường được gọi là "Ông Già Dê (Dịch)". Tóm lại các ông là một "Thằng Hề" - Men are just a joke!

(Sáu-Bảy  (6-7) Chỉ cần gác 1 điểm thôi để cho các ông tức ói máu chơi ...

SANG NGUYEN
 

5 chữ T

5 chữ T có thể chúng ta lấy làm kim chỉ nam cho cuộc sống hằng ngày:
Thương Thương, Tha Thứ, Thôi, Tùy, và Thoáng.

Thương thương
 
Trong đầu mình dù không ai nói ra nhưng đều có vẻ một cái vòng tròn. Vòng này giữ những người mình ghét mình thù không cho vô trong, giống như vô đây thấy người mình ghét thì mình phải ngồi bàn khác, tránh họ. Thương là phải bỏ người ta vô trong vòng tròn của mình.

1. Tim mình đủ rộng

2. Cái vòng tròn đủ để người ta ngồi không? Thương 3 người vòng tròn phải lớn, thương 4 người, tim mình còn phải lớn hơn nữa, vòng tròn phải to hơn.
Hành động rất quan trọng, khi thương là bước ra khỏi cái vòng tròn của mình để tiếp nhận người ta. Mắt phải nhìn, tay phải nắm, chân bước đi ra khỏi vòng tròn. Thành ra nhiều khi phải hy sinh mình, phải ra khỏi cái hạn hẹp của tự ngã để ôm lấy người khác. Hành động này nhẹ nhàng nhưng là biểu tượng của tình thương vì tình thương thì nhẹ nhàng và mở rộng.

Nhưng tại sao phải hai chữ thương lận? Chữ Thương đầu là chuyện nên làm tức nên thương người khác.  Chữ Thương thứ hai là mình phải dễ thương. Mình thương người ta mà mình không dễ thương thì người ta cũng không thương mình được. Chữ Thương thứ hai này mới là Phật pháp. Mình đừng dữ dằn, phải làm sao càng tu thì càng dễ thương. Nếu bác tu mà nhìn vô gương thấy mặt mình không vui vẻ lắm thì nên tu lại làm sao cho dễ thương.

Tha thứ
 
 Tha thứ là cánh cửa mở ra thiên đàng đem tới hạnh phúc cho mình và cho người. Tha thứ chứng minh rằng mình là Phật vì Phật là sự tha thứ .

-Ai cũng cần được quan hoài cả, rất quan trọng.

-Ai có làm lỗi chớ vội bắt tội. Vì nhiều khi người ta làm lỗi mà không biết, nếu mình cứ bắt tội thì là không hay. Nhiều khi mình thích tìm coi lỗi lầm người khác để bắt tội. Con cái mình có lỗi thì khoan mắng nó đã.

-Ai có làm sai tha thứ mở khai. Nếu người ta làm sai mà mình coi như là cơ hội để chửi họ thì là không đúng rồi.
Người làm lỗi là kẻ cần tình thương và sự quan hoài nhiều nhất. Con mình nhiều khi đi học có rất nhiều căng thẳng, thành thay vì mình ép nó học quá, mình nên ngồi lắng nghe nó là cũng giúp nó rồi. Mình tu, đi chùa  mà con cái mình không lắng nghe, nó làm lỗi mình la mắng nó hoài thì không hay lắm.

Thôi
 
 
Thôi có nghĩa là ngừng lại, bất động, ngừng bánh xe tạo nghiệp, là khoảng thời gian im lặng trống vắng để mình nhìn vào cái tâm.

-Khoan phê bình lăng nhăng tức là mình chờ một chút, khoan phê bình. Mình nên tìm hiểu cho kỹ đã.

-Khoan nói nặng nói gằn. Nói nặng tức là nội dung câu nói không tốt, nhiều khi mình sẽ tạo nghiệp vì tâm mình tốt nhưng mình nói nặng quá làm cho người ta tổn hại. Lời nói nặng là mất đức. Nói gằn tức là cái âm thanh tiếng nói của mình không được êm ái. Mình khoan nói nặng nói gằn.
Tại sao nói chữ khoan mà  không nói chữ không? Vì khoan là mình ngừng lại để suy nghĩ xem có nên nói hay không. Cái khoảng không gian mà mình ngừng lại đó là trí huệ. Nếu muốn tu trí huệ thì mình nên tu cái khoảng không gian đó.

-Khoan nghĩ xằng nghĩ hại. Nghĩ chuyện xằng, chuyện làm hại người khác còn ghê gớm hơn chuyện nói, nên ngừng lại.
Triết lý 3 khoan này là bước đầu tiên trước khi mình thôi. Thôi có thể mình không làm nổi thì bây giờ mình khoan, mình từ từ thôi.

Tùy
 
Triết lý chữ tùy có nhiều người hiểu lầm lắm vì họ nghĩ tùy là tùy hỷ, tùy thầy tùy trò, tùy họ. Thí dụ đang ngồi thiền có người rủ đi chơi thì tùy họ mà đi, nói chút nữa thiền cũng được.
Hãy tưởng tượng bên trên là bầu trời trong vắt không chút mây, phía dưới là mặt nước phẳng lặng như gương.
Tùy là làm sao hiển hiện cái bầu trời bao la rộng lớn, bầu trời đó tức là chân tâm của mình. Mỗi người đều có một bầu trời trong tâm cả, mình phải tùy bầu trời vô tận trong tâm mình.
Một cái lá nhỏ chụp gần sẽ thấy rất rõ từng chi tiết đường gân của lá.
Nhưng trong một rừng cây thì chiếc lá chỉ còn là một vật rất nhỏ không đáng kể.
Cái tâm của mình cũng như vậy. Khi tâm mình nhỏ thì chuyện gì cũng lớn cả nhưng khi tâm mình lớn thì cả khu rừng này mình thấy nhỏ. Đây là chuyện quan trọng nhất của Phật giáo: người tạo nghiệp là người chuyện nhỏ xé ra thiệt lớn, “chuyện bé xé ra to”, vì tâm nhỏ quá. Thí dụ có người trong hội đi nghe giảng kinh mà quên mời mình đi thì mình nghĩ họ đì mình, phá mình, hại mình..., đủ thứ chuyện cả trong khi thực ra người ta chỉ quên thôi.

Chuyện này xẩy ra hằng ngày hằng giờ. Chuyện nhỏ mà mình thấy lớn thì cái nghiệp chướng của mình cũng lớn theo. Tùy là tùy cái tâm lượng bao la. Càng tu thì chuyện lớn bao nhiêu mình càng thấy nhỏ, chuyện nhỏ thì thấy nó biến mất. Chuyện nhỏ mà làm lớn ra thì là tạo nghiệp. Chuyện lớn nên làm cho nhỏ đi mà chuyện nhỏ thì làm cho nó mất luôn.

Triết lý thứ hai của chữ tùy là mình đừng đem cảm xúc vào mọi chuyện, đừng “emotionalize”, đem tình cảm của mình bỏ vô sẽ làm cho chuyện không còn đơn thuần nữa. Nhiều khi chuyện chỉ là chuyện bình thường mà mình bỏ cảm xúc vô thành ra chuyện lớn. Thí dụ hằng ngày bà xã mình vẫn pha cà phê cho mình, bỗng hôm đó bà dậy trễ quên pha, thì có thể mình sẽ giận và đặt câu hỏi: bộ bà có bồ rồi hả, làm chuyện thành nặng nề, mình nói nặng làm cho người ta đau khổ...

Mình phải quan sát, vô tư, vô tâm. Tâm mình phải như cái mặt gương, chỉ phản chiếu thôi, đừng để chiếc lá làm động, tâm mình xáo trộn, rồi nói: Tại sao mày làm tao khổ, you make me angry, you make me unhappy... Đây là chuyện sai lầm quan trọng nhất, mình nghĩ người ta làm gì mình đó nhưng thực ra là chỉ là tự mình không thể tha thứ, không thể mở rộng được. Nên mình phải sống tùy theo cái bầu trời và mặt gương chứ đừng tùy theo chuyện này chuyện nọ của đời. Chuyện nhỏ mà bỏ xúc cảm của mình vô sẽ thành chuyện lớn mà chuyện lớn thì nghiệp chướng cũng lớn. Lúc nào mình cũng nên có tình thương, tha thứ.
Đây là tóm tắt triết lý chữ TÙY:
-Hiển hiện tâm bao la như bầu trời
-Hiển hiện tâm phẳng lặng như gương
-Tâm lớn thì thấy chuyện nhỏ, tâm nhỏ thì thấy chuyện lớn.
-Quan sát, vô tâm, vô tư

Thoáng
 
Nhiều khi mình ở trong cái hoàn cảnh quá nghẹt thở thì mình nên trồi đầu ra thở một chút. Có thể mình không dám trồi đầu ra vì mình sợ thì mình sẽ nghẹt thở và sẽ làm ngừơi khác nghẹt thở theo. Thoáng là giai đoạn sắp sửa được tự tại. Mình sống làm sao cho lúc nào cũng được dễ thở cả và lúc nào cũng đem cái dễ thở đó cho những người xung quanh.
Nhưng nhiều khi mình không sống thoáng được.
Càng sống mình càng muốn chui vào cái lồng. Lồng này là cái nhận biết, tri kiến của mình. Mình càng sống trong tri kiến của mình thì càng dễ giận dữ. Người ta khác tri kiến của mình thì mình ghét liền. Cái khổ nhất là mình lại thích cái lồng của mình, ai mà động tới là mình làm dữ lên liền. Thành ra bây giờ mình nên thoát ra cái lồng đi để cảm thấy sự sung sướng nhẹ nhàng ...

Làm sao biết người nào thoáng? Chữ thoáng là  niềm vui và cái đẹp.
Có người nọ hỏi đức Phật: tại sao ngài lại khuyên chúng con nên tu để được giải thoát lên cõi trên?
Đức Phật hỏi: con có thấy dưới này vui không?
Thì ông trả lời: dưới này không vui gì mấy, sinh lão bệnh tử đủ thứ, chắc lên kia vui hơn?
Đức Phật hỏi: con biết cái gì vui trên đó không?
Ông nói: con nghĩ trên đó cũng không có gì vui mấy, vậy thì tại sao phải lên đó? Phật nói: chỗ trên kia là chỗ người ta không hề nghĩ được tư tưởng xấu mà chỉ nghĩ được những tư tưởng tốt, đẹp thôi. Ông nghe vậy giác ngộ, à! nếu chỗ mà người ta chỉ nghĩ chuyện tốt đẹp thì đương nhiên chỗ đó phải đẹp, phải tốt, phải vui. Thế giới của mình thoáng hay không thoáng là do mình. Nếu mình thấy ra cái đẹp, nghĩ tư tưởng tốt thì thế giới mình sẽ đẹp. Mình thấy vui thì người khác mới vui được, nếu mình muốn người khác vui mà mình buồn thì không được. “Một ngày không cười thì mười ngày ra ma” nghe bác, nên mỗi ngày bác phải cười.
-Thoáng là nên cuời vui, đừng bắt lỗi. Thoáng là có tình thương trong đó.
-Thoáng là quên hận thù xóa dị biệt. Hận thù nhiều khi rất dai dẳng, giống như trong mấy truyện kiếm hiệp, rất nghẹt thở. Tình tiết ly kỳ nhưng nghẹt thở vô cùng, không thoáng. Lúc nào họ cũng trả thù cả, trả thù qua trả thù lại làm cho người ta không thể có một đời sống hạnh phúc được. Thành ra phải thoáng, quên hận thù.


 
 

Vài điều lý thú quanh ngày 11\11\11

Ngày mai, 11 tháng Mười Một năm 2011, là một ngày đặc biệt.

Bởi vì khi viết thành số. nó sẽ thành 11/11/2011 và nếu ngắn gọn hơn thì sẽ là 11/11/11. Đặc biệt hơn nữa là viết theo lối của người Mỹ (Tháng đi trước, Ngày theo sau) hay theo lối đa số các nước khác (Ngày đi trước, Tháng theo sau) thì cũng vẫn là 11.11.11.

Thêm Giờ, Phút và Giây vào nữa thì ngày mai, có lúc đồng hồ sẽ chỉ 11:11:11 / 11.11.11
Có người sẽ nói như vậy thì đâu có chi đặc biệt vì năm ngoái cũng đã có ngày 10.10.10 và năm tới cũng sẽ có ngày 12.12.12.

Nhưng hai ngày nói sau này có con số khác với con số “1” nằm trong đó.
(*) Trong Toán học, con số 11 lại có nhiều điều hấp dẫn hơn nữa.
( 2 số) 11 x 11 = 121
(6 số) 111111 x 111111 = 12345654321 (từ 1 đến 6 xong trở về số 1)
(9 số) 111111111 x 111111111 = 12345678987654321 (từ 1 đến 9 xong trở về số 1)
(*) Những ai biết qua về kỹ thuật điện toán đều biết về hệ thống nhị phân (binary system) áp dụng trong cái máy computers lớn nhỏ chỉ dùng 2 số “0” và “1”.
(*) Về phương diện lịch sử:
 
_ Ngày 11.11 là ngày Chiến Sĩ Trận Vong ở các nước Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Úc dù có tên gọi khác nhau (Veterans’ Day ở Mỹ và Remembrance Day ở 2 nước kia). Đúng ngày này năm 1918, hiệp ước ngưng chiến đã được Đức quốc và Đồng Minh ký kết để chấm dứt Thế Chiến thứ Nhứt (World War 1, lại số 1 !).
 
Hoa Poppy, biểu tượng ngày Remembrance Day ở Úc, với 1 phút mặc niệm trên toàn quốc vào lúc 11 giờ sáng ngày 11 tháng 11 mỗi năm.
 
- Apollo 11 là chuyến bay đầu tiên mang người lên Mặt Trăng với Neil Armstrong, Edwin Aldrin đặt chân lên hành tinh này vào ngày 20/7/1969 trong khi phi hành gia Michael Collins tiêp tục bay quanh quỹ đạo.
 
Phi hoành Đoàn Apollo 11 (từ trái): Neil Armstrong, Michael Collins, Edwin Aldrin
-Người Việt theo dõi lịch sử của nền Đệ Nhứt Cộng Hòa đều nhớ cuộc chính biến vào ngày 11/11 năm 1960 do cố Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi (vào thời điểm đó còn là Đại tá) cầm đầu.
 
(*) Thành phố nào sẽ đón ngày 11/11/11 trước nhứt ?
Đầu tiên là Kiritimati (Cộng Hòa Kirribati), theo sau là Chatham Islands (Tân tây lan, +15 phút), rồi đến Suva (Fiji) và Auckland (Tân tây lan, + thêm 45 phút), Anadyr (+ thêm 1 tiếng), Sydney, Canberra, Melbourne, (nước Úc với giờ mùa Hè) và Vladivostok (Nga sô) + thêm 1 tiếng nữa.
(*) Dân sự.
- Theo tin tức trên báo chí và internet, ngày mai đã được rất nhiều cặp để chọn làm ngày thành hôn.
 
Có một cô dâu tương lai nói “Tôi chọn ngày này thì sau này, mỗi năm, anh ấy khó lòng mà quên được ngày kỷ niệm anniversary” !
Có cô khác cho biết “Chúng tôi cưới nhau ngày 11.11.11, bắt đầu ăn tiệc lúc 11:11 buổi sáng và chấm dứt lúc 11:11 ban đêm” !!! Không biết cô và tân lang có kiếm được cái khách sạn nào ở Đại Lộ số 11 (
11th Avenue
) để mướn phòng số 111 làm phòng hoa chúc không ?
Tại khách sạn Crowne Plaza ở Times Square, Nữu Ước, lúc 11 giờ sáng ngày 11.11.11, sẽ có 11 cặp làm lễ thành hôn mí nhau.
- Và dĩ nhiên, sẽ có phim 11.11.11 chính thức trình chiếu lần đầu tiên vào ngày 11.11.11 !!!
Người viết mong được đón nhận từ các bạn đọc những dữ kiện lý thú khác về ngày 11.11.



HƯNG VIỆT (Brisbane)
 
   

Mình Ơi … Mình À

Trong dịp dự tiệc nhà người bạn, tôi đã nghe một đôi vợ chồng già gọi nhau cứ một tiếng “mình”, hai tiếng cũng “mình”, nghe rất cảm động , khiến tôi nhớ lại 2 câu thơ của nhà thơ Bùi Giáng:

Mình ơi! Tôi gi là nhà
Nhà
ơi! Tôi gi mình là nhà tôi

Tôi không rành tiếng Anh, không biết House và Home khác nghĩa ra sao, chỉ thấy quảng cáo cho thuê nhà tòan ghi House for rent, chưa thấy Home for rent bao giờ.
Ngôn ngữ khác nhau nhưng đôi khi ý nghĩa lại trùng hợp, nghĩ cũng đúng Cho thuê nhà , chẳng ai chịu cho thuê Nhà tôi , Home mà không có Nhà tôi thì biến thành House mất rồi.
Đi về nhà có lẽ là Let’s go house còn Về nhà thôi thì chắc mới là Let ‘s go home.
Nhà của tôi lâu rồi đã là House……, đôi khi có đôi khi sau khi lai rai chén rượu giang hồ phiêu lảng ước gì lại được nói câu Về nhà thôi- Let’s go home, …ước gì…
Đêm khuya nghe gi : Mình ơi
D
y em nh tí, Mình ơi , Mình à
Gi
t mình như th gp ma
M
hôi nó toát như là tm mưa
Bài thì m
i tr bui trưa
Gi
mà tr na te tua tui già
N
m im mt nhm cho qua
Bên tai th
th Mình à , Mình ơi
Còn bao năm n
a trên đi
Vui xuân k
o hết Mình ơi , Mình à
Ng
ười ta bo lúc v già
D
o dai hơn tr Mình à Mình ơi
Con l
n chúng đã xa ri
Nhà thì v
ng lnh Mình ơi Mình à
Sao không b
t chước người ta
C
người quyết đu Mình à Mình ơi
Bàn son có s
n đang phơi
Quân ngà mau d
y Mình ơi Mình à
Ráng cho vui c
a vui nhà
Em th
ương Mình lm Mình à , Mình ơi
Mình Ơi … Mình À

« Mình vi ta tuy hai mà mt
Ta vi mình tuy mt mà hai »
Nhưng mình có tt nói dai
Nên chi ta c cãi hoài không thôi
Ta mình « hai đa » mt đôi
Lâu lâu gin di mi nơi mt người
Làm lành « hai đa » li cười
Xáp vào li hoá hai người mt đôi
Ngt ngào ct tiếng « Mình ơi ! »
Trên đi đp nht là tôi vi mình
Đôi khi có chuyn bt bình
Cãi nhau tôi li vi mình gin nhau
Nhưng mà gin chng được lâu
Gin nhau hôm trước hôm sau li hoà
Nhìn mình tôi bt cười xoà
Nhìn tôi mình li lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi đ gi « mình ơi, mình à ! »
Bây gi như cp kh già
Nhưng mà vn c « mình à, mình ơi ! »
Khi nào thy vng bóng tôi
Thì mình li gi : Mình ơi, mình à
Khi nào tôi thy vng bà
Thì tôi li gi : mình à, mình ơi !
Gi nhau cho trn cuc đi ...
Tú Lắc

Cách xưng hô vợ chồng của người việt:
Thời nay vợ chồng trẻ xưng hô với nhau "Anh anh em em" âu yếm thân thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Những cặp vợ chồng đã có con cái nếu không gọi nhau bằng “anh” bằng “em” thì cũng gọi nhau bằng “bố’ hoặc “mẹ”, “bố” và mẹ là gọi thay cho con, cũng như khi về già gọi là “ông” hoặc “bà” để gọi thay cho cháu.
Lùi lại bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng "mình" cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng "cậu, mợ" cũng thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn.
Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là "nhà tôi". Từ "nhà  tôi" thật là đậm đà gắn bó, "mình" và "tôi" tuy hai nhưng một. "Nhà tôi" tức là "chồng tôi" hay "vợ tôi" chứ không thể nói "vợ anh", "chồng nó" là "nhà anh nhà nó".

Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không "Này! Ra tôi bảo!" hoặc "nào ai bảo mình"...

Thế đấy! Ngôn ngữ Việt có nhiều cái hay và “phức tạp” lắm!